Bài tập cho trẻ tự kỷ

Tự kỷ là hội chứng khi trẻ mắc khiếm khuyết trong tương tác, giao tiếp với mọi người. Khó khăn trong hành vi, ngôn ngữ, cảm xúc dần dần dẫn đến việc giảm khả năng trong hòa nhập xã hội. Trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ sẽ chỉ có một số dấu hiệu nhẹ, khiến cha mẹ khó phát hiện ra để kịp thời chữa trị. Tình trạng này càng diễn ra lâu dài thì trẻ sẽ càng cách ly với mọi người nhốt mình trong thế giới riêng và gây nhiều tác hại. Vậy phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ như thế nào, cùng Bác sĩ Trung Phòng khám Vật lý trị liệu Ân Cần – Tân Phú tìm hiểu nhé

Những vấn đề khó khăn của trẻ tự kỷ

Vấn đề tự chăm sóc của trẻ tự kỷ

Trẻ có khó khăn khi học kỹ năng sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, tự chăm sóc và đi vệ sinh.

Một số trẻ có thể bị phụ thuộc nhiều vào người khác trong cuộc sống hàng ngày.

Trẻ có khó khăn trong việc đi lại và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Vấn đề học hành

Kỹ năng chơi không phát triển.

Trẻ có khó khăn về đọc và học tập.

Nhận thức của trẻ tự kỷ

Kém hoặc không chú ý, thiếu tập trung.

Trí nhớ ngắn qua nhìn, nghe kém.

Thiếu kỹ năng xử lý các vấn đề.

Khó khăn khi định hướng.

Tâm lý – xã hội của trẻ tự kỷ

Trẻ có thể kém tưởng tượng.

Trẻ có thể tự kích động mình: đập đầu, lăn đùng ra đất.

Trẻ có thể tự kích dục (sờ bộ phận sinh dục, thủ dâm).

Trẻ có thể kém tự điều khiển nội tâm.

Trẻ có thể kém kiểm soát hành động của mình.

Trẻ có thể kém trong giao tiếp xã hội.

Trẻ có thể kém khi giao tiếp qua lại một – một, trong nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn.

Nguyên nhân gây tự kỷ ở trẻ em

Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển do:

Đẻ non tháng dưới 37 tuần.

Cân nặng khi sinh thấp dưới 2.500g.

Ngạt hoặc thiếu ô xy não khi sinh.

Chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa.

Vàng da nhân não sơ sinh.

Chảy máu não-màng não sơ sinh.

Nhiễm khuẩn thần kinh như viêm não, viêm màng não.

Thiếu ôxy não do suy hô hấp nặng.

Chấn thương sọ não.

Nhiễm độc thuỷ ngân.

Yếu tố di truyền

Bất thường về nhiễm sắc thể.

Bệnh di truyền theo gen hoặc nhóm gen.

Phát hiện sớm và chẩn đoán

Năm dấu hiệu cờ đỏ nghi ngờ mắc tự kỷ như sau:

Không bập bẹ khi 12 tháng tuổi.

Không biết ra hiệu (chỉ tay, vẫy tay, bắt tay…) khi 12 tháng tuổi.

Không nói từ đơn khi 16 tháng tuổi.

Không tự nói câu hai từ khi 24 tháng tuổi (không tính việc trẻ lặp lại lời nói).

Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ

Huấn luyện kỹ năng giao tiếp sớm và ngôn ngữ trị liệu

Chương trình huấn luyện mức độ ban đầu về các kỹ năng

Kỹ năng chú ý.

Kỹ năng bắt chước.

Kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ.

Kỹ năng thể hiện ngôn ngữ.

Kỹ năng trước khi đến trường.

Kỹ năng tự chăm sóc.

Chương trình huấn luyện mức độ vừa về các kỹ năng

Các kỹ năng như trên nhưng ở mức độ cao hơn.

Chương trình huấn luyện mức độ cao về các kỹ năng

Các kỹ năng như trên nhưng ở mức độ cao hơn.

Thêm một số kỹ năng: Ngôn ngữ trừu tượng, Kỹ năng trường học, Kỹ năng xã hội.

Nguyên tắc

Can thiệp sớm về giao tiếp và ngôn ngữ được bắt đầu ngay sau khi phát hiện trẻ bị tự kỷ.

Chương trình can thiệp sớm về giao tiếp và ngôn ngữ phải dựa vào đánh giá chức năng của trẻ.

Huấn luyện về giao tiếp sớm bao gồm

Huấn luyện kỹ năng tập trung

Kích thích trẻ nhìn:

Cho trẻ ngồi gần nói chuyện, nựng và thể hiện các nét mặt cười, vui, buồn…cho trẻ quan sát.

Đưa các đồ chơi màu sắc khác nhau, hình dáng khác nhau cho trẻ nhìn theo.

Chơi ú oà với trẻ, đợi trẻ dõi nhìn theo mặt bạn.

Lăn bóng về phía trẻ để trẻ nhìn theo và nói trẻ giơ tay ra bắt bóng.

 

Giấu đồ chơi, đồ vật quen thuộc (thìa, cốc…) vào một cái rổ đựng đồ và nói trẻ đi tìm.

Kích thích trẻ nghe:

Lắc các đồ chơi có phát ra âm thanh (xúc xắc, chút chít), bắt chước tiếng các con vật… cho trẻ nghe.

Chơi trò chơi tạo ra tiếng động: bắt chước tiếng kêu của con vật cho trẻ nghe → đợi trẻ phát âm theo. Ta vỗ tay cổ vũ trẻ.

Nói chuyện, hát hoặc bật nhạc trẻ em cho trẻ nghe. Quan sát nét mặt của trẻ khi nghe các âm thanh khác nhau.

Trò chơi lần lượt: bỏ viên sỏi vào lon côca gây nên tiếng động cho trẻ nghe → đợi trẻ bắt chước làm theo.

Cho trẻ chơi theo nhóm: gọi tên từng trẻ → trẻ giơ tay khi được gọi tên.

Huấn luyện kỹ năng bắt chước và lần lượt

Bắt chước:

Trẻ học mọi thứ thông qua bắt chước nét mặt, cử động cơ thể (giơ tay chào, tạm biệt…), bắt chước hành động (chơi với đồ chơi), bắt chước âm thanh và từ ngữ (nói)…

Lần lượt:

Lần lượt là một kỹ năng quan trọng mà trẻ tự kỷ cần học khi giao tiếp.

Nựng trẻ bằng âm thanh, cù bụng→ đợi trẻ cười → nựng và cù tiếp→đợi trẻ phản ứng.

Trẻ phát âm → ta bắt chước âm thanh của trẻ → đợi trẻ đáp ứng.

Ta làm mẫu một hành động: vỗ tay, giơ tay → bảo trẻ làm theo →trẻ làm theo.

Chơi trò ú oà: Ta che tay vào mặt nói “ú”, bỏ tay ra và nói “oà”→ đợi trẻ cười.

Lăn bóng về phía trẻ và nói “của con”→ đợi trẻ bắt lấy bóng, lăn về phía ta và nói “của mẹ”. Vỗ tay khen ngợi trẻ.

Chơi giả vờ: Con tắm cho bé, mẹ nấu cơm → đợi trẻ đáp ứng với việc nhận lượt của mình.

Huấn luyện kỹ năng chơi

Thông qua chơi trẻ học được nhiều về:

Kỹ năng giao tiếp sớm Kỹ năng ngôn ngữ.

Kỹ nặng vận động thô (bò, trườn, đứng, đi),

Kỹ năng vận động tinh (cầm nắm đồ vật, với cầm),

Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày (rửa tay, mặc quần áo…), Cảm giác (nhìn, nghe, sờ),

Khám phá thế giới xung quanh. Giải quyết vấn đề.

Các hoạt động chơi gồm

Trò chơi mang tính xã hội:

Trò chơi cảm giác Trò chơi vận động

Huấn luyện giao tiếp bằng cử chỉ + tranh ảnh

Cử chỉ là một phần quan trọng của giao tiếp. Hàng ngày ta hay dùng cử chỉ điệu bộ để giao tiếp với người khác.

Giao tiếp bằng cử chỉ bao gồm

ánh mắt: đưa mắt nhìn về phía đồ vật trẻ muốn.

Cử động của cơ thể: giơ tay ra xin, cúi đầu xin thứ trẻ muốn.

Chỉ tay, với tay: về phía vật trẻ muốn, giơ tay đòi bế, giơ tay vẫy khi chào tạm biệt.

Giao tiếp bằng tranh ảnh gồm

Sách, truyện trẻ em.

Thẻ tranh dạy trẻ mẫu giáo: nhận biết con vật, vật trong tranh, tìm thẻ tranh có con vật trẻ biết trong 2, 3…thẻ tranh khác nhau.

So cặp: tranh với tranh, đồ vật với tranh, người thật với ảnh… Hội thoại qua tranh ảnh.

Huấn luyện kỹ năng ngôn ngữ bao gồm

Huấn luyện kỹ năng hiểu ngôn ngữ.

Huấn luyện kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ

Diễn đạt qua dấu hiệu, tranh ảnh, biểu tượng. Diễn đạt bằng lời nói.

Huấn luyện kỹ năng học đường

Huấn luyện kỹ năng trước khi đến trường. Huấn luyện kỹ năng học đường.

Nguyên tắc dạy ngôn ngữ

Trẻ phải hiểu, biết ý nghĩa của âm thanh, từ và câu trước khi nói. Nói chuyện nhiều với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm, to. Sử dụng dấu hiệu để giúp trẻ hiểu.

Chỉ sử dụng một vài đồ vật hoặc tranh ảnh, một người hướng dẫn. Động viên khen thưởng đúng lúc.

Can thiệp hành vi

Phân tích hành vi thích ứng: Phân tích các hành vi không thích hợp, bất thường (tìm nguyên nhân xảy ra hành vi, tần xuất xảy ra hành vi, hậu quả của hành vi) để loại bỏ hành vi bất thường nếu có thế, thay thế bằng hành vi mới thích hợp hơn, giảm sự tác động của nguyên nhân.

Chương trình can thiệp hành vi: Gồm 100 bài được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp hơn. Mỗi bài có thể có nhiều tiết mục nhỏ.

Thiết lập chương trình can thiệp hành vi: Chọn khoảng 1-10 bài, mỗi bài chọn 1-3 tiết mục sắp xếp vào Phiếu can thiệp hành vi.

Đánh giá: Đánh giá ban đầu về mức độ thực hiện các bài tập của trẻ và sau một vài tháng can thiệp. Có thể sử dụng thang đánh giá như sau:

0 = không tự làm

1 = làm có trợ giúp bằng hành động

2 = làm có trợ giúp bằng lời nói

3 = tự làm không cần hỗ trợ

4 = tự làm đúng tình huống

Thời gian can thiệp: tối thiểu 60 phút/ngày hàng ngày, tốt nhất 40 giờ/

tuần trong 1 – 3 năm sau khi phát hiện tự kỷ.

Nhân lực thực hiện: Bác sĩ PHCN, KTV, giáo viên mầm non, gia đình.

Điều hoà cảm giác

Điều hoà cảm giác là một phương pháp điều trị trẻ tự kỷ bị rối loạn điều hoà cảm giác (xúc giác, thị giác, thính giác, mùi vị, sờ, thăng bằng).

Kỹ thuật này dùng để tăng hoặc giảm đáp ứng của trẻ với các kích thích khác nhau.

Huấn luyện hội nhập về âm nhạc

Huấn luyện hội nhập về âm thanh cho trẻ bị quá mẫn về âm thanh hoặc tăng nhạy cảm với âm thanh.

Trong khi dạy trẻ có thể phối hợp các bài hát trẻ em và điệu bộ của giáo viên liên quan đến bài tập ta đang dạy để kích thích trẻ tăng cường tập trung, hứng thú học hơn.

Huấn luyện về nhìn

Trẻ tự kỷ hạn chế giao tiếp bằng mắt nên bài tập giao tiếp bằng mắt được liên tục thực hiện trong quá trình dạy trẻ.

Có thể cho trẻ đeo kính màu đặc biệt, kỹ thuật đặc biệt hạn chế việc nhìn không bình thường (liếc mắt), giúp trẻ tập trung nhìn vào vật ta đang dạy.

Vui chơi

Chơi tập thể nhóm nhỏ: trẻ tự kỷ hạn chế kỹ năng chơi tập thể chính vì vậy việc cho trẻ chơi trong một nhóm khoảng 10 bạn theo một chủ đề nào đó (gia đình, bác sĩ, xây dựng, nấu nướng…) với sự hướng dẫn của giáo viên giúp trẻ hoà nhập với bạn bè.

Chơi tập thể nhóm lớn hơn: giúp trẻ tự kỷ hiểu được các luật lệ của trò chơi, luật lệ giao tiếp xã hội, phát triển kỹ năng cá nhân – xã hội tốt hơn.

Trong các bài học của trẻ tự kỷ nên dùng các đồ chơi trẻ em quen thuộc giúp trẻ hiểu bài tốt hơn.

Giáo dục cá nhân

Giáo dục cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện về hành vi và tăng cường khả năng tập trung, khả năng học tập của trẻ.

 Phòng khám Vật lý trị liệu Ân Cần – Tân Phú 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng khám Song Đức Kính Chào Quý Khách