Mục đích: Sau một chấn thương hoặc sau phẫu thuật, một chương trình tập vận động sẽ giúp cho khớp vai phục hồi chức năng vận động, đưa người bệnh trở về với sinh hoạt, lao động, giải trí.
Đây là một chương trình tập điều hòa lại chức năng khớp vai. Để chương trình tập thực sự an toàn và hiệu quả, bệnh nhân nên được tập dưới sự chỉ dẫn và giám sát của bác sĩ, đặc biệt bác sĩ vật lý trị liệu sẽ chọn lọc ra động tác tập tốt nhất để có thể phục hồi tối đa cho người bệnh, dựa trên các mục tiêu:
Tính linh hoạt của khớp vai: Kéo giãn cơ có kiểm soát là một quá trình quan trọng để giảm đau và phục hồi vận động cơ, cũng là để tránh các tổn thương thêm.
Tầm vận động khớp: giúp cử động khớp vai không bị hạn chế. Có thể mặt áo, với tay được…
Sức mạnh: Tăng cường sức mạnh các cơ hỗ trợ khớp vai, sẽ làm cho khớp vai ổn định. Ngoài ra, tập mạnh các cơ này sẽ giúp giảm đau và giảm các tổn thương thêm.
Thời gian của chương trình tập: Chương trình tập này sẽ kéo dài 4-6 tuần, trừ khi có chỉ định điều trị khác.
Sau khi hồi phục, chương trình này vẫn nên được tiếp tục như là chương trình bảo vệ và duy trì sức khoẻ cho vai. Thực hiện tập 3-5 lần một tuần để tiếp tục duy trì chức năng vận động và sức mạnh của vai.
BÀI TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU KHỚP VAI
BÀI TẬP CON LẮC
Cách tập:
– Bn nằm sấp, phần vai bên bệnh ra ngoài thành giường. tay bệnh cầm tạ thả lỏng
– Dao động tay nhẹ nhàng đau theo hướng trước sau, ngang và vòng tròn
BÀI TẬP VỚI GẬY
Bài tập gập khớp vai
2 Cách tập: Bn nằm ngửa hoặc đứng, 2 tay cầm gậy, duỗi thẳng tay
– Đưa gậy từ từ đi ngang qua đầu đến mức bệnh nhân đau thì dừng lại. Lưu ý tay thẳng
– Giữ 30 giây và thư giãn 10 giây, rồi lặp lại 3-5 lần
Xoay ngoài khớp vai (đưa gậy sang bên)
Cách tập: Bn nằm ngửa, tay đau nắm ở cuối cây gậy, tay kia cầm vào vị trí gần với tay đau nhất, 2 khuỷu tay vuông góc thân mình.
– Đẩy cho cây gậy về phía tay bệnh xa nhất có thể, nhưng khớp vai không xuất hiện đau.
– Giữ 30 giây và thư giãn 10 giây, rồi lặp lại 3-5 lần.
Xoay trong khớp vai (kéo cây gậy vào trong thân mình)
Cách tập: Cầm một đầu gậy bằng tay đau, tay kia cầm đầu còn lại. Với cả 2 khuỷu tay vuông góc.
– Kéo cho cây gậy về phía tay lành xa nhất có thể, tay bệnh áp sát thân người, nhưng khớp vai không xuất hiện đau.
– Giữ 30 giây và thư giãn 10 giây, rồi lặp lại 3-5 lần.
Bài tập duỗi khớp vai (hai tay đưa ra sau)
Cách tập: Bn đứng, 2 tay cầm gậy để phía sau lưng, 2 khuỷu thẳng
– Từ từ đưa 2 tay thẳng ra phía sau. Ra xa nhất có thể
– Giữ 30 giây và thư giãn 10 giây, rồi lặp lại 3-5 lần.
Bài tập kết hợp duỗi – xoay
Cách 1: Bn đứng, 2 tay cầm gậy để phía sau lưng, 2 khuỷu thẳng
– Từ từ co 2 tay lên trên (khuỷu lúc này gập) tay lành hỗ trợ tay bệnh co lên càng cao càng tốt.
– Giữ 30 giây và thư giãn 10 giây, rồi lặp lại 3-5 lần.
Bài tập kết hợp duỗi – xoay (bài tập mặc áo)
Cách 2: Bn đứng, mỗi tay cầm 1 đầu gậy để phía sau lưng nhưng lúc này gậy để dọc
– 1 tay lành kéo lên trên, tay bệnh co lên càng cao càng tốt.
– Giữ 30 giây và thư giãn 10 giây, rồi lặp lại 3-5 lần.
BÀI TẬP VỚI KHĂN
Cách tập: Bn đứng, mỗi tay cầm 1 đầu khăn để phía sau lưng nhưng để khăn dọc theo cột sống lưng
– 1 tay lành kéo lên trên (tay lành bắt đầu thẳng), tay bệnh co lên càng cao càng tốt.
– Giữ 30 giây và thư giãn 10 giây, rồi lặp lại 3-5 lần.
BÀI TẬP TRƯỢT TƯỜNG
Cách tập: Bn đứng, tay bệnh đặt lên tường có chêm lót khăn, mặt hướng về bức tường.
– Từ từ truợt tường đến vị trí cao nhất có thể, tránh đau quá
– Giữ 30 giây và thư giãn 10 giây, rồi lặp lại 3-5 lần.
BÀI TẬP VỚI BANH
Bài tập kéo giãn cơ tư thế đứng
Cách tập: Bn đứng, tay bệnh đặt lên trái banh trên tường, mặt hướng về bức tường.
– Từ từ đẩy trái banh đến vị trí cao nhất có thể, tránh đau quá
– Giữ 30 giây và thư giãn 10 giây, rồi lặp lại 3-5 lần.
Bài tập kéo giãn cơ tư thế quỳ
Cách tập: Bn quỳ, tay bệnh đặt lên trái banh, mặt hướng về phía trước, đầu thư giãn thoải mái
– Từ từ đẩy trái banh đến vị trí xa nhất có thể, tránh đau quá
– Giữ 30 giây và thư giãn 10 giây, rồi lặp lại 3-5 lần.
Được thực hiện bởi:
Phòng khám Vật lý trị liệu Ân Cần – Tân Phú
Có thể bạn quan tâm
Điều trị bệnh đau khớp ở người đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh hệ thống không chỉ gây ra nhiều vấn đề...
Vật lý trị liệu bệnh hẹp ống sống
Hẹp ống sống là gì ? Hẹp cột sống là tình trạng xảy ra khi...
Vật lý trị liệu bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì? Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh...
Vật lý trị liệu đau cột sống ngực
Cột sống ngực là phần giữa của cột sống, nằm giữa cột sống cổ (cổ)...
Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối
Tổng quan thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối là một tình trạng mãn...
Vật lý trị liệu bệnh cơ xương khớp
Bệnh cơ xương khớp là gì? Bệnh cơ xương khớp là tình trạng suy yếu chức...
Vật lý trị liệu chấn thương thể thao
Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng tại Phòng khám bao gồm: Siêu...
Bài tập dành cho bệnh nhân bị đau gót chân
BÀI TẬP DÀNH CHO BỆNH NHÂN BỊ VIÊM CÂN GAN CHÂN (ĐAU GÓT CHÂN) Bệnh...