Rách chóp xoay vùng vai là tình trạng đứt một phần hoặc hoàn toàn gân cơ thuộc nhóm cơ chóp xoay. Nguyên nhân rách cơ chóp xoay thường do chấn thương và thoái hóa. Do đó, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại các biến chứng như lỏng khớp, mất vững các khớp và viêm khớp thoái hóa. Hãy cùng Bác sĩ Phòng khám Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Song Đức chia sẽ về vấn đề này.
Giải phẫu học
Các cơ chóp xoay
Chóp xoay là tên gọi chung cho nhóm bốn gân cơ bám vào đầu trên xương cánh tay gồm:
– Gân cơ trên gai, gân cơ dưới gai, gân cơ dưới vai, gân cơ tròn bé
– Ngoài ra đầu dài gân cơ nhị đầu cũng được xem là một phần của chóp xoay.
Hình: Mặt bên của ổ chảo cho thấy các bám tận của môi gờ ổ chảo, bao khớp, dây chằng và mối quan hệ của chúng với đai quanh và đầu dài của cơ nhị đầu cánh tay.
Chức năng các cơ chóp xoay
– Nhóm cơ chớp xoay có vai trò là nút chặn và tịnh tiến xương cánh tay xuống dưới trong ổ chảo giúp nâng và dang khớp vai. Cơ trên gai kết hợp với cơ delta thực hiện động tác nâng và dang xương cánh tay.
– Cơ dưới vai giữ vững phía trước khớp vai và xoay trong xương cánh tay.
– Cơ dưới gai, cơ tròn bé giữ vững phía sau khớp vai và xoay ngoài xương cánh tay.
– Đứt quãng các chức năng này làm cho mỏi hoặc điều phối kém bất cứ cơ nào trong các cơ này có thể gây ra vi chấn thương và thậm chí là rối loạn chức năng khớp vai.
Hình: cơ chóp xoay bị rách
Các nguyên nhân rách chóp xoay
– Chấn thương.
– Mất vững khớp ổ chảo – cánh tay.
– Rối loạn chức năng khớp bả vai – ngực.
– Bất thường cấu trúc bẩm sinh của mỏm cùng vai (theo Bigliani).
Thay đổi thoái hóa của chóp xoay (theo Neer).
Phân loại của Neer về bệnh lý của gân cơ chóp xoay
– Giai đoạn I: Phù, xuất huyết (bệnh nhân thường < 25 tuổi).
– Giai đoạn II: Viêm gân, viêm túi hoạt dịch và xơ hóa (bệnh nhân thường từ 25 đến 40 tuổi)
– Giai đoạn III: Các gai xương và đứt gân (Bệnh nhân thường > 40 tuổi)
Chẩn đoán rách cơ chóp xoay
– Bệnh sử: đau, kẹt, cứng, yếu, trật.
– Khám lâm sàng:
Dấu hiệu kẹt khớp.
Dấu hiệu yếu nhóm cơ chóp xoay. Dấu hiệu mất vững khớp vai.
– Xét nghiệm chẩn đoán:
X quang: hình ảnh thoái hóa khớp, vôi hóa, bán trật, gãy xương củ.
Cộng hưởng từ: teo cơ, co rút nhóm cơ chóp xoay, phù. Tiêm thuốc giảm đau để chẩn đoán.
Điều trị rách cơ chóp xoay
Điều trị bảo tồn
– Dành cho viêm gân, rách bán phần hay hoàn toàn.
– Bao gồm: thuốc kháng viêm, nhiệt, tiêm và điều trị bằng tay.
– Mục tiêu: ban đầu là lấy lại tầm vận động khớp, sau đó là sức mạnh cơ.
– Thời gian điều trị thường kéo dài 4-6 tháng.
– Tỉ lệ thành công là 50%-90%.
Điều trị phẫu thuật
– Chỉ định phẫu thuật:
Rách toàn bộ gân cơ chóp xoay cấp tính (bệnh nhân trẻ hơn 50 tuổi).
Một số bệnh nhân có các tổn thương chóp xoay độ 3 và độ 4 đi kèm với các hạn chế về chức năng sau khi điều trị bảo tồn 4 – 6 tháng .
Đau chóp xoay không chịu được .
– Các phương pháp phẫu thuật:
Phụ thuộc loại rách, kiểu, kích cỡ cũng như ưa thích của phẫu thuật viên.
Rách gân cơ trên gai hay dưới gai kích cỡ nhỏ hay trung bình (3cm): nội soi hoàn toàn, hoặc đường mổ nhỏ, hay hoàn toàn mổ hở.
Rách lớn (3 – 5 cm): có thể đường mổ nhỏ hay nội soi hoàn toàn nếu chỗ rách đủ di động để sửa chữa.
Rách lớn, co rút cơ tròn bé hay cơ dưới vai cũng như rách chỗ nối dây chằng gân-cơ thì có thể cần mổ hở.
Rách chóp xoay lớn co rút mãn tính có thể chỉ cần nội soi cắt lọc để kiểm soát đau.
Chương trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật rách chóp xoay
Giai đoạn 1 (1-4 tuần) – bảo vệ tối đa
Chương trình
– Bảo vệ vùng phẫu thuật.
Mang nẹp bất động tư thế dạng vai
Giáo dục bệnh nhân: Không sử dụng tay mổ thực hiện các hoạt động sống hàng ngày; tránh các cử động đột ngột; tư thế khi ngủ: nằm ngửa, đặt gối hoặc khăn dưới vai để nâng đỡ vai, không nằm nghiêng đè lên bên mổ.
– Giảm đau và phù nề.
Chườm lạnh 10 phút, cách 1 giờ làm lại.
– Tăng dần tầm vận động thụ động khớp vai: xoay ngoài đến 45o, xoay trong đến 45o, gấp ra trước đến 120o, theo khả năng bệnh nhân (theo hướng dẫn phẫu thuật viên)
Các bài tập quả lắc. Các bài tập thụ động tầm vận động khớp vai, bài tập di động xương bả vai, co cơ đẳng trường cơ delta dưới ngưỡng tối đa từ tuần thứ ba, duy trì và cải thiện tầm vận động khớp, sức mạnh cơ vùng ngọn chi, bài tập chủ động tầm vận động khớp khuỷu, cẳng tay, cổ tay và bàn tay.
- Lưu ý: Giai đoạn đầu không thực hiện động tác khép vai ở mặt phẳng ngang, duỗi vai và xoay trong vai.
A B C
Hình: A. Bài tập quả lắc, B. di động xương vai, C. tự trợ giúp xoay vai
Tiêu chuẩn chuyển giai đoạn:
– Di động xương bả vai bình thường.
– Tầm vận động chủ động các khớp đoạn xa chi trên hoàn toàn.
Giai đoạn 2 (4 – 8 tuần) – bảo vệ trung bình
Chương trình
– Cải thiện tầm vận động thụ động khớp vai: gấp ra trước và dang 150 – 180o, xoay ngoài 70o và xoay trong 55o.Tầm vận động chủ động trợ giúp đạt được qua đầu.
Bỏ nẹp (theo chỉ định của phẫu thuật viên).
Di động mô mềm khi cần thiết khi vết mổ đã lành.
Tiếp tục các bài tập như giai đoạn 1, tăng tiến theo khả năng.
– Cải thiện sức mạnh và sự ổn định của xương bả vai. Bài tập chủ động trợ giúp khớp vai vào tuần thứ 6.
Bài tập co cơ đẳng trường, đẳng trương cơ vùng vai cơ chóp xoay.
Hình: Bài tập chủ động trợ giúp xoay vai với gậy
A B
Hình: A. Bài tập co cơ đẳng trường cơ vùng vai, B. Bài tập co cơ đẳng trường cơ chóp xoay
Tiêu chuẩn chuyển giai đoạn
– Có thể bỏ nẹp treo cánh tay nếu không đau.
– Có thể co cơ đẳng trường cơ chóp xoay và cơ delta mà không gây đau.
– Tầm vận động gập và xoay ngoài vai đạt 80% hoặc hơn
Giai đoạn 3 (8 – 12 tuần) – tăng cường sức mạnh sớm
Chương trình
– Phục hồi tầm vận động thụ động khớp vai hoàn toàn.
Tiếp tục các bài tập như giai đoạn 2, tăng tiến theo khả năng.
Bài tập kéo dãn: khép vai ở mặt phẳng ngang (kéo dãn bao khớp sau).
– Cải thiện sức mạnh (>55%) và độ dài cơ co ngắn.Trở lại dần các hoạt động hàng ngày mức độ nhẹ nhàng dưới mức nâng tay 90o.
Tăng tiến các bài tập tầm vận động chức năng (xoay trong tay đặt sau lưng). Tăng tiến đến các bài tập ổn định theo nhịp và bài tập chuỗi đóng
A B C
Hình: A. Bài tập chuỗi đóng ổn định xương bả vai và khớp ổ chảo cánh tay, B. Bài tập kéo dãn bao khớp sau, C. Bài tập gia tăng tầm vận động duỗi xoay trong khớp vai.
Tiêu chuẩn chuyển giai đoạn
– Giảm đau và viêm tối thiểu.
– Phục hồi tầm vận động thụ động hoàn toàn.
– Cải thiện sức mạnh cơ vai và cơ chóp xoay >50%.
Giai đoạn 4 (12-16 tuần) – giai đoạn tăng cường sức mạnh muộn
Chương trình
– Phục hồi hồi tầm vận động chủ động hoàn toàn.
Tiếp tục các bài tập giai đoạn 3, tăng tiến theo khả năng.
Kéo dãn cơ vùng vai, bao khớp. Kéo dãn cột sống cổ ngực, thân, chân khi cần thiết.
– Gia tăng sức mạnh >70% (tùy thuộc vào mức độ tổn thương).Thực hiện các động tác qua đầu không đau, với tay ra trước hoặc sang bên với một vật nhẹ, có thể cầm một vật nhẹ không lâu (ví dụ: bán hàng tạp phẩm, túi xách).
- Các bài tập đề kháng tăng tiến Bắt đầu các bài tập Plyometric vào cuối giai đoạn này.
A B C
Hình: A. Bài tập khép xương bả vai & xoay ngoài vai có đề kháng, B. Bài tập xoay ngoài vai có đề kháng, C. Bài tập dang xương bả vai có đề kháng
Hình: Các bài tập Plyometric
Tiêu chuẩn chuyển giai đoạn
– Phục hồi hồi tầm vận động hoàn toàn.
– Sức cơ >70% đối với cơ vùng vai và cơ vùng cánh tay.
Giai đoạn 5 (16 – 26 tuần) – trở lại hoạt động chức năng và thể thao
Chương trình
– Thực hiện các hoạt động qua đầu không gây đau. Có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày không tăng đau.
Tiếp tục các bài tập ở giai đoạn trên. Di động khớp vai khi cần thiết.
– Trở lại công việc trước đây. Tăng sức mạnh, sức bền và sự kiểm soát thần kinh cơ. Tập các bài tập đề kháng tăng tiến. Các bài tập plyometric 2 lần trong tuần.
Thận trọng
– Tránh gây đau khi tập luyện.
– Tránh chơi thể thao cho tới khi đạt được sức mạnh, sức bền và sự kiểm soát thần kinh cơ thích hợp.
– Cần tham khảo ý kiến của phẫu thuật viên khi muốn chơi lại thể thao.
Bệnh viện Chợ Rẫy biên soạn
Phòng khám Vật lý trị liệu Ân Cần – Tân Phú
Có thể bạn quan tâm
Điều trị bệnh đau khớp ở người đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh hệ thống không chỉ gây ra nhiều vấn đề...
Vật lý trị liệu bệnh hẹp ống sống
Hẹp ống sống là gì ? Hẹp cột sống là tình trạng xảy ra khi...
Vật lý trị liệu bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì? Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh...
Vật lý trị liệu đau cột sống ngực
Cột sống ngực là phần giữa của cột sống, nằm giữa cột sống cổ (cổ)...
Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối
Tổng quan thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối là một tình trạng mãn...
Vật lý trị liệu bệnh cơ xương khớp
Bệnh cơ xương khớp là gì? Bệnh cơ xương khớp là tình trạng suy yếu chức...
Vật lý trị liệu chấn thương thể thao
Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng tại Phòng khám bao gồm: Siêu...
Bài tập dành cho bệnh nhân bị đau gót chân
BÀI TẬP DÀNH CHO BỆNH NHÂN BỊ VIÊM CÂN GAN CHÂN (ĐAU GÓT CHÂN) Bệnh...