Bài tập sau mổ đứt gân gập ngón tay

Để tránh cứng gân sau nối, việc phục hồi hồi chức năng sau mổ đứt gân gập ngón tay nên được tiến hành sớm ngay sau phẫu thuật và kéo dài đều đặn đến 12 tuần sau mổ. Người bệnh sẽ được hướng dẫn một số bài tập cử động sau nối gân tay khác nhau. Các bài tập sẽ giúp ngăn chặn các gân đã khâu nối bị dính vào các mô xung quanh, làm giảm phạm vi cử động của bàn tay. Những trường hợp dính gân sau mổ nghiệm trọng mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng thường yêu cầu phẫu thuật lại lần hai để giải phóng gân dính. Cùng Bác sĩ Trung Phòng khám Vật lý trị liệu Ân Cần – Tân Phú tìm hiểu nhé

                                    

Tình trạng đứt gân gập ngón tay xảy ra ở bàn tay có thể gây ra nhiều di chứng cho người bệnh, nhất là gây khó khăn khi thực hiện động tác co hoặc duỗi ngửa tay. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ hướng dẫn động tác trị liệu phù hợp cho người bệnh. Sau đây Bác sĩ Phòng khám Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Song Đức chia sẽ bài tập cho bệnh sau nối gân gập ngón tay:

Bài tập sau mổ đứt gân gập ngón tay

Giai đoạn sớm (0 – 3 tuần)

 Bài tập 

  • Trình tự bài tập được thực hiện lặp lại 10 lần / giờ, tập trong nẹp mang nẹp.
  • Xoa bóp vuốt ngược dòng để giảm phù
  • Di động mô mềm, day sẹo sau khi cắt chỉ
  • Gập thụ động riêng rẽ các ngón nhờ dây thun hoặc tay lành sau đó duỗi chủ động các ngón trong giới hạn của nẹp. Có thể thực hiện theo trình tự khớp bàn đốt, khớp liên đốt và sau cùng là chung các khớp.

   Hình.2: Gấp thụ động khớp liên đốt tri đến 90 độ

 

       Hình.3: Gấp thụ động khớp liên đốt

 

  Hình 4: Gấp thụ động chung toàn bộ các khớp

  • Duy trì sức mạnh cơ và tầm vận động các khớp có liên quan như nghiên quay – nghiên trụ cổ tay, sấp – ngửa cẳng tay, dạng khép ngón tay, đối ngón tay

Giai đoạn trung gian (Tuần 4- 7)

Bài tập

  • Các bài tập được thực hiện ngoài nẹp, lặp lại 25 lần / 4-6 giờ
  • Tiếp tục các bài tập gập thụ động các ngón tay.
  • Duỗi khớp liên đốt gần thụ động nhẹ nhàng với khớp bàn đốt và cổ tay đều gập.

   Hình.5: Duỗi khớp liên đốt với cổ tay và bàn đốt gập

  • Duỗi khớp bàn đốt đến trung tính với cổ tay gập

  Hình.6: Bài tập duỗi bán đốt với cổ tay gập

  • Tăng tiến duỗi khớp liên đốt và bàn đốt đồng thời với cổ tay duỗi dần đến trung tính.

  Hình 17: Duỗi ngón tay với cổ tay ở tư thế trung tính

  • Thực hiện bài tập “đính gân” từ thụ động chuyển dần sang chủ động
  • Thực hiện bài tập “đặt – giữ chủ động” làm gia tăng lực các cơ gấp.

  Hình.9: Bài tập “đặt-giữ chủ động”

  • Chủ động gập khớp liên đốt và bàn đốt để tăng sức mạnh cơ

  Hình.10: Bài tập gấp chủ động các ngón

  • Bài tập trượt gân

Hình 1.11: Bài tập trượt gân

  • Bài tập khóa gân để làm trượt riêng rẽ gân gấp nông và sâu
  • Cuối giai đoạn 2, hướng dẫn sử dụng tay bệnh trong các sinh hoạt hằng ngày như sử dụng đồ ăn uống (cầm chén đũa, kẹp quần áo…) và tự chăm sóc.
  • Kéo dãn thụ động nhẹ nhàng khớp liên đốt. Khi cần có thể dùng nẹp kéo dãn khớp liên đốt.

  Hình 14: Bài tập kéo dãn khi có co rút khớp liên đốt

  • Đối với trường hợp tổn thương gân vùng 3-4-5, co rút gân hay dính gân tại sẹo có thể xảy ra. Nẹp kéo dãn cẳng bàn tay có thể sử dụng ban đêm hay khi nghỉ.

  Hình15: Nẹp kéo dãn khi có co rút gân vùng cổ tay

Giai đoạn muộn (Tuần 8-12)

 Bài tập

  • Tăng cường độ kéo dãn duỗi ngón và cổ tay đồng thời

  Hình.16: Bài tập kéo dãn duỗi cổ tay và duỗi ngón đồng thời

  • Tăng tiến các bài tập làm mạnh cơ nhưng tránh các động tác mạnh đột ngột như tung hứng vật nặng.
  • Dùng tay bệnh cho công việc nội trợ và chuẩn bị bữa ăn.

  Hình 18: Bài tập cầm dao cắt đồ ăn có kháng lực trung bình

  • Thực hiện dần các động tác mô phỏng theo các công việc có liên quan đến nghề nghiệp như khiêng vật nặng, xách xô nước, kéo dây thừng…

Lưu ý: Các bài tập sau nối gân gập ngón tay phải có sự hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa PHCN, KTV VLTL hướng dẫn

Cùng Bác sĩ Trung Phòng khám Vật lý trị liệu Ân Cần – Tân Phú tìm hiểu nhé

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng khám Song Đức Kính Chào Quý Khách