Điều trị cong vẹo cột sống là một quá trình phức tạp cần có sự kết hợp giữa việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa và việc luyện tập hằng ngày để nắn chỉnh tư thế đúng. Các bài tập chữa vẹo cột sống đơn giản sau đây sẽ hỗ trợ rất tốt cho người bệnh vẹo cột sống.
Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị
Can thiệp sớm ngay khi phát hiện ra cong vẹo cột sống.
Hướng dẫn cho mẹ bệnh nhân hoặc bệnh nhân tập luyện tại nhà.
Khám thường quy sau 3, 6 tháng/lần.
Mục tiêu:
Nắn sửa các biến dạng vùng cột sống, khung chậu, lồng ngực…
Duy trì và tăng cường tầm vận động và khả năng vận động của cột sống.
Phòng ngừa sự phát triển của các biến dạng.
Phòng ngừa các bệnh thứ phát của hệ vận động, hệ hô hấp, hệ tim mạch…
Bài tập vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Bài tập 1: Kéo giãn nhóm cơ duỗi lưng
Mục tiêu:
– Gia tăng tầm vận động gập của cột sống lưng.
– Kéo giãn nhóm cơ duỗi lưng.
Kỹ thuật:
– Tư thế bệnh nhân: Qùy trên 2 gối và mông chạm gót, 2 tay đưa ra phia trước
– Tư thế KTV: Ngồi cạnh và làm mẫu.
– Tiến hành: Bệnh nhân qùy trên 2 gối áp sát. Hai tay đưa ra trước lưng gập
Bài tập 2: Kéo giãn cơ ngực trên ở tư thế ngồi
Mục tiêu:
– Kéo giãn các nhóm cơ phía lõm của đường cong cột sống ngực
– Phòng ngừa co rút cột sống ngực.
Kỹ thuật:
– Tư thế bệnh nhân: Ngồi, 2 bàn tay đan lại với nhau
– Tư thế KTV: Đứng cạnh bệnh nhân
– Tiến hành: Bệnh nhân đan 2 bàn tay đưa qua đầu. Giữ lại căng tối đa 20-30 giây, lặp lại
Bài tập 3: Kéo giãn cơ ở phần lõm trên khăn hoặc trục lăn
Mục tiêu:
– Kéo giãn phía lõm của đường cong ngực phải
– Tăng tính linh hoạt và duy trì tầm vận động của cột sống lưng.
Kỹ thuật:
– Tư thế BN: Nằm nghiêng sang phía có đường cong
– Tư thế KTV: Ngồi và giữ hông bệnh nhân.
– Tiến hành: Bệnh nhân nằm nghiêng xuống sàn, cuộn 1 khăn tắm kê vào đỉnh đường cong, tay phía trên duỗi thẳng qua đầu,. Giữ tư thế này 3 đến 5 phút.
Bài tập 4: Kéo giãn cơ ở phần lõm trên banh
Mục tiêu:
– Kéo giãn phía lõm của đường cong ngực phải
– Tăng tính linh hoạt và duy trì tầm vận động của cột sống lưng.
Kỹ thuật:
– Tư thế BN: Nằm nghiêng sang phía có đường cong
– Tư thế KTV: Ngồi và giữ hông bệnh nhân.
– Tiến hành: Bệnh nhân nằm nghiêng xuống banh, tay phía trên duỗi thẳng qua đầu,. Giữ tư thế này 3 đến 5 phút.
Bài tập 5: Kéo giãn cột sống bằng đu xà đơn
Mục tiêu:
– Kéo giãn cột sống.
– Tăng cường tính đàn hồi của cơ thân mình.
Kỹ thuật:
– Tư thế bệnh nhân: Đứng 2 tay gập 180 độ, duỗi thẳng.
– Tư thế KTV: Đứng cạnh
– Tiến hành: Hai tay bệnh nhân bám vào xà ngang, gắng cho gót chân rời khỏi sàn.
Bài tập 6: Gia tăng sức mạnh nhóm cơ gập và xoay thân
Mục tiêu:
– Gia tăng sức mạnh nhóm cơ gập và xoay thân.
– Tăng cường linh hoạt của cột sống.
Kỹ thuật:
– Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa, 2 tay đan sau gáy, 2 chân duỗi thẳng.
– Tư thế KTV: Đứng hoặc quỳ bên cạnh, 1 tay cố định trên 2 đùi và 1 tay cố định trên 2 cẳng chân
Tiến hành: KTV cố định 2 chân, bệnh nhân 2 tay đan sau gáy, gập thân và xoay thân, khuỷu sang bên đối diện.
Bài tập 7: Gia tăng sức mạnh cơ duỗi thân
Mục tiêu:
– Tập mạnh nhóm cơ duỗi thân.
– Kéo dãn phía lồi của đường cong ngực phải.
Kỹ thuật:
– Tư thế bệnh nhân: Nằm sấp.
– Tư thế KTV: Đứng bên cạnh.
– Tiến hành: Bệnh nhân nằm sấp, đưa 1/2 phần thân trên ra khỏi giường, 2 tay để dọc theo thân người. Sau đó nhấc 1/2 phần thân trên lên cao, giữ lại 10- 15 giây.
Bài tập 8: Gia tăng sức mạnh cơ nghiêng thân
Mục tiêu:
– Tập mạnh nhóm cơ nghiêng thân.
– Kéo dãn phía lồi của đường cong ngực phải.
Kỹ thuật:
– Tư thế bệnh nhân: Nằm nghiêng.
– Tư thế KTV: Đứng trước.
– Tiến hành: Bệnh nhân nằm nghiêng về phía trái và nhấc thân lên khỏi sàn để kéo dãn phía lồi của đường cong ngực phải.
Bài tập 9: Cải thiện chức năng hô hấp
Mục tiêu:
– Cải thiện chức năng hô hấp và tim mạch.
– Tăng cường độ giãn nở của lồng ngực.
Kỹ thuật:
– Tư thế bệnh nhân: Nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.
– Tư thế KTV: Đứng cạnh
– Tiến hành: Bệnh nhân thở sâu và hít ra từ từ. Hai tay bệnh nhân đặt dưới cơ hoành.
Bài tập 10: Cải thiện chức năng hô hấp
Mục tiêu:
– Cải thiện tư thế cột sống
– Tăng cường chức năng phổi.
Kỹ thuật:
– Tư thế bệnh nhân: Ngồi, 2 tay để sau gáy
– Tư thế KTV: Ngồi bên cạnh.
– Tiến hành: Bệnh nhân hít vào ưỡn ngực với 2 khuỷu dang ra và thở ra cúi đầu với 2 khuỷu chụm lại, đảm bảo có sự giãn nở của lồng ngực.
Bác sĩ Trung
Phòng khám Vật lý trị liệu Ân Cần
Có thể bạn quan tâm
Điều trị bệnh đau khớp ở người đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh hệ thống không chỉ gây ra nhiều vấn đề...
Vật lý trị liệu bệnh hẹp ống sống
Hẹp ống sống là gì ? Hẹp cột sống là tình trạng xảy ra khi...
Vật lý trị liệu bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì? Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh...
Vật lý trị liệu đau cột sống ngực
Cột sống ngực là phần giữa của cột sống, nằm giữa cột sống cổ (cổ)...
Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối
Tổng quan thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối là một tình trạng mãn...
Vật lý trị liệu bệnh cơ xương khớp
Bệnh cơ xương khớp là gì? Bệnh cơ xương khớp là tình trạng suy yếu chức...
Vật lý trị liệu chấn thương thể thao
Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng tại Phòng khám bao gồm: Siêu...
Bài tập dành cho bệnh nhân bị đau gót chân
BÀI TẬP DÀNH CHO BỆNH NHÂN BỊ VIÊM CÂN GAN CHÂN (ĐAU GÓT CHÂN) Bệnh...