Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay đột quỵ là bệnh tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu não bị tắt nghẽn (còn gọi là Nhồi máu não) hoặc bị vỡ (Xuất huyết não)
Liệt nửa người bên trái là gì
Liệt nửa người bên trái là do tổn thương não bên phải hoặc sau một cơn đột quỵ. Các triệu chứng bao gồm mất cảm giác, giảm điều hợp, mất thăng bằng và không thể sử dụng đúng các cơ ở bên trái của cơ thể.
Liệt nửa người bên trái thường ảnh hưởng đến khả năng đi lại, nói, ăn và uống của một người.
Nguyên nhân của liệt nửa người bên trái
Đột quỵ
Nó là nguyên nhân phổ biến nhất của liệt nửa người.
Đột quỵ có thể do:
- Cục máu đông hình thành trong động mạch đi đến não, ngăn chặn nguồn cung cấp máu, được gọi là huyết khối.
- Một cục huyết khối tách ra khỏi vị trí xuất phát của nó và tạo thành một khối ở khắp mọi nơi trong hệ tuần hoàn máu, được gọi là tắc mạch.
- Tình trạng mất máu đột ngột từ mạch máu cung cấp cho não được gọi là đột quỵ do xuất huyết, chủ yếu do huyết áp cao tăng đột ngột.
Nhiễm trùng não
Nhiễm trùng trong não có thể gây ra tổn thương cho vùng não. Phần lớn nhiễm trùng trong não là do vi khuẩn, virus hoặc nấm.
Chấn thương đầu (chấn thương não)
Chấn thương đầu bên phải có thể gây tổn thương não. Nguyên nhân phổ biến của chấn thương đầu là do tai nạn giao thông, chấn thương thể thao và hành hung.
U não
Khối u não bên phải có thể dẫn đến nhiều vấn đề về thể chất bao gồm liệt nửa người bên trái. Các triệu chứng của liệt nửa người bên trái có thể tăng lên khi khối u phát triển.
Di truyền
Một đột biến di truyền ATP1A3 rất hiếm gặp có thể gây ra tình trạng được gọi là liệt nửa người xen kẽ ở trẻ em. Nó gây ra các triệu chứng liệt nửa người tạm thời và sau đó mất đi. Rối loạn này ảnh hưởng đến khoảng 1/10 vạn người.
Bệnh não
Các bệnh ảnh hưởng đến não. ví dụ như bệnh đa xơ cứng và một số bệnh tự miễn dịch khác. Có nhiều bệnh về não có thể ảnh hưởng đến não phải, có thể gây tổn thương não hoặc các vấn đề khác dẫn đến liệt nửa người bên trái.
Các triệu chứng của liệt nửa người bên trái
Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vùng não liên quan, sau đây là một số triệu chứng phổ biến nhất:
- Khó cử động hoặc không có khả năng di chuyển bên trái của cơ thể.
- Khó hoặc mất kiểm soát ruột – bàng quang.
- Thay đổi hoặc mất cảm giác ở một bên của cơ thể.
- Bàn tay trái co rút
- Co cứng nửa người trái
- Mất thăng bằng
- Khó khăn khi đi bộ và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
- Khó nuốt
- Không thể sử dụng Tay trái.
- Mất phối hợp
- Kỹ năng vận động tinh yếu
- Nói lắp.
- Đau nhức ở lưng và vùng gót chân trái do tư thế nằm nghiêng lâu trên giường.
- Chức năng cao hơn cũng bị ảnh hưởng trong chấn thương não dạng nghiêm trọng – Khó nhìn bên trái, Vấn đề về thính giác và các vấn đề về trí nhớ.
- Khó tập trung với giấc ngủ bị xáo trộn.
- Hội chứng đẩy là một rối loạn xảy ra sau tổn thương não phải (Liệt nửa người bên trái), trong đó bệnh nhân chủ động đẩy nguyên cơ thể của họ từ bên không liệt sang bên liệt.
- Thay đổi hành vi, chẳng hạn như trầm cảm
- Co giật
- Khó thở hiếm khi bị ảnh hưởng.
Chẩn đoán
Liệt nửa người bên trái được xác định bằng cách khám lâm sàng bởi bác sĩ vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Chụp X quang như chụp CT hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ) não nên được sử dụng để xác định tổn thương ở vùng não phải và tủy sống, nhưng không thể sử dụng một mình để chẩn đoán liệt nửa người.
Bệnh nhân Liệt nửa người bên trái thường có dáng đi điển hình. Chân trái được mở rộng và xoay trong và đung đưa theo hình vòng cung chứ không phải nhấc lên để di chuyển về phía trước. Khuỷu tay trái gập, cẳng tay quay sấp, cổ tay gập – nghiêg trụ, các ngón gập.
Có một loạt các thang đánh giá tiêu chuẩn hầu hết được sử dụng bởi các Bác sĩ vật lý trị liệu và Bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để đánh giá / đánh giá tình trạng liệt nửa người bên trái.
Việc sử dụng thang đánh giá này có thể giúp các Bác sĩ vật lý trị liệu kiểm tra sự tiến triển.
Thử cơ bằng tay giúp quyết định kế hoạch cho bài tập và thang đo ashworth sửa đổi được sử dụng để đo thang đo đội co cứng và thang đo này giúp quyết định bài tập kéo giãn cơ nào cần thiết.
Đánh giá này có thể giúp:
- Đánh giá có thể giúp phục hồi (can thiệp điều trị) dựa trên những khiếm khuyết về vận động và cảm giác có thể xác định.
- Tạo các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn thích hợp cho kế hoạch điều trị dựa trên các thang điểm và đánh giá.
Điều trị liệt nửa người bên trái
Điều trị Liệt nửa người bên trái phụ thuộc vào các triệu chứng và nguyên nhân của Liệt nửa người bên trái. Liệt nửa người bên trái thường cần đến đội ngũ phục hồi chức năng đa ngành như Vật lý trị liệu, Hoạt đông trị liệu, Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ và các chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Mục đích của phục hồi chức năng
Giúp bệnh nhân tránh được tình trạng nằm tại giường quá lâu, gây teo cơ, cứng khớp hoặc viêm loét do tì đè
Giúp bệnh nhân di chuyẻn từ noi này sang nơi khác
Giúp bệnh nhân thích nghi với bệnh và các di chứng cũng như có khả năng tự thực hiện các động tác chức năng trong sinh hoạt hằng ngày : tắm rửa, mặt quần áo, ăn uống, vệ sinh…
Giúp bệnh nhân tái hòa nhập xã hội, trở lại công việc cũ hay tìm được một nghề mới phù hợp
Nguyên tắc tập luyện
Theo dõi huyết áp, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị
Tập chậm rãi, điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng trong lúc tập, không tập quá sức
Tập một ngày 2 lần
Khi mới tập luyện, việc giúp đỡ và động viên của người nhà sẽ giúp cho người bệnh tập luyện hiệu quả và an toàn hơn
Điều trị Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng:
Điều trị vật lý trị liệu phụ thuộc vào việc đánh giá Liệt nửa người bên trái do bác sĩ Vật lý trị liệu thực hiện.
Chuyên gia vật lý trị liệu giúp bạn cải thiện khả năng giữ thăng bằng, cải thiện sức mạnh của các cơ yếu bên trái, đồng thời cải thiện sự phối hợp của chuyển động và cũng giúp cải thiện tính linh hoạt với sự trợ giúp của bài tập kéo giãn các cơ bị căng / co cứng.
Nhà vật lý trị liệu sử dụng nhiều kỹ thuật để cải thiện khả năng vận động và chức năng của bên liệt bên trái. Kỹ thuật này giúp bạn phục hồi nhanh hơn và có thể kiểm soát chuyển động và cũng giúp giảm co cứng.
Kỹ thuật tập luyện thần kinh cơ
Kỹ thuật Bobath
Phương pháp Bobath do Berta & Karel Bobath phát triển. nguyên lý và kỹ thuật của Bobath là khôi phục và học lại các mẫu vận động bình thường vốn đã có trước khi tổn thương thần kinh, loại bỏ các mẫu vận động bất thường bằng cách sử dụng các kỹ thuật ức chế phản xạ, giúp bệnh nhân học lại cảm giác vận động hơn là lấy động tác và làm mạnh cơ là chính. Các động tác vận động phía bên liệt được chú ý để tạo kích thích, và kích thích được dẫn truyền theo các đường dẫn truyền hướng tâm lên bán cầu não bị tổn thương. Các kích thích này có tác dụng khôi phục lại các mẫu vận động vốn có.
Kỹ thuật Rood
Tiếp cận của Rood trong điều trị các rối loạn thần kinh trung ương được phát triển bởi Margaret Rood vào những năm 1950. Kỹ thuật của Rood có thể được phân loại gồm tạo thuận và ức chế vận động. Theo Rood, có 4 giai đoạn phát triển của kiểm soát vận động, đó là:
- Vận động: Khả năng bắt đầu và duy trì vận động chủ động suốt tầm vận động bình thường
- Làm vững: Khả năng các cơ làm vững/kháng trọng lực/chịu trọng lượng/tại chổ duy trì sự thẳng hàng phù hợp cho phân đoạn cơ thế kháng lại trọng lực, bằng co cơ/đồng co cơ đẳng trường; kiểm soát cơ và kiểm soát tư thế không kèm theo vận động của vùng cơ thể đó; sự ổn định/làm vững đủ để tạo nền tảng ổn định để di chuyển
- Vận động có kiểm soát/sự ổn định động: khả năng giữ sự thẳng hàng phù hợp của phân đoạn cơ thể trong khi nó đang di chuyển ở những tư thế/vị trí khác nhau
- Kỹ năng: khả năng giữ sự kiên định (không đổi) trong thực hiện các hoạt động chức năng với sự gắng sức ít nhất.
Kỹ thuật PNF
PNF là kỹ thuật tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh cơ áp dụng cho người bệnh bị tổn thương thần kinh trung ương. Tập luyện PNF nhằm mục đích hướng đến chức năng mà người bệnh thực hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Mục tiêu tập luyện PNF trong điều trị là:
Tạo cho người bệnh một kinh nghiệm học tích cực, có động cơ thúc đẩy và có ý thức hoàn thành bài tập.
Cải thiện sự kiểm soát vận động và điều hợp của sự co cơ hướng tâm, ly tâm, đẳng trường ở mọi tốc độ của cử động.
Cải thiện tầm vận động khớp, sức mạnh cơ và sự điều hợp của các mẫu vận động chức năng.
Cải thiện tính vận động, tính vững chắc và sự khéo léo trong mọi tư thế.
Tạo sự bình thường của trương lực cơ qua việc cải thiện tầm vận động, sức mạnh cơ, sự chịu trọng lượng, sự điều hợp và giảm sự gắng sức tạo nên cử động.
Tái giáo dục và cải thiện nhận thức về vận động.
Cải thiện thăng bằng và sức bền.
Giới thiệu một số bài tập hướng dẫn người yếu liệt bên Trái
Tự ngồi dậy từ ngồi tư thế nằm
Nằm nghiêng sang bên mạnh (phải), thả hai chân ngoài cạnh giường rồi chống tay ngồi lên. Nằm xuống thì làm ngược lại.
Chú ý: giường nằm nên có chiều cao khoảng 45-50 cm để thuận lợi cho người tập luyện
Di chuyển từ giường sang ghế
Chuẩn bị: đặt ghế xéo một góc 45 độ so với cạnh giường về phía bên mạnh (h1)
Thực hiện: Chồm người tới trước, tay mạnh (phải) chống lên mặt ghế (h2)
Nhấc người qua ghế(h3 ;h4)
Di chuyển từ xe lăn (ghế) qua giường
Chuẩn bị:
Để xe lăn hay ghế xéo góc 45 độ so với cạnh giường (h1), tay mạnh (phải) ở bên mạnh ở gần giường (chiều cao giường 45-50cm)
Thực hiện:
Tay mạnh vịn thành giường (h2)
Nhấc người qua giường (h3)
Lưu ý: có thể sử dụng cách trên để di chuyển từ xe lăn qua bồn cầu.
Bài tập vận động hai tay
Người bệnh nằm hay ngồi, hai bàn tay đan vào nhau (ngón cái bên yếu (trái) bọc phía ngoài ngón cái bên tay mạnh (phải), đưa cánh tay lên khỏi đầu (giử khuỷu tay thẳng)
Lặp lại 15-20 lần.
Bài tập kéo giãn vai và cánh tay
Kéo giãn vai
Nằm trên giường, hai bàn tay đặt dưới đầu, ấn nhẹ khuỷu tay ra phía sau tùy theo khả năng. Giữ 10 giây. Lặp lại 1—15 lần.
Kéo giãn cánh tay
Ngồi trên giường, tay bệnh chống ra xa, tay còn lại giữ tại khuyủ tay cho tay thẳng, nghiêng người sang bên trái. giữ lại 20 giây, lặp lại 10-15 lần.
Chú ý cần kéo giãn tay trước khi tập bài tập hoạt dộng tay.
Bài tập hoạt động tay
Tập lau bàn
Người bệnh ngồi, đặt tay trái lên khăn, tay phải để trên tay trái (chú ý 2 bàn chân hơi lùi sau như trong hình).
Dùng tay phải giúp tay trái đẩy khăn ra trước, sang trái, sang phải.
Lưu ý: cho cánh tay duỗi thẳng ra trước, sau đó mới đưa thân theo người. lặp lại 15-20 lần.
Bài tập kéo giãn chân
Bài tập kéo giãn gối
Người bệnh ngồi, chêm một gối ở lưng để giư cho lưng thẳng, để chân trái lên ghế. Đặt tay mạnh lên tay yếu như hình vẽ, ấn thẳng xuống.
Dặt thêm một túi cát hay tạ khoảng 1kg lên vùng đùi, ngay phía trên khớp gối như hình vẽ. ngồi kéo giãn 10-15 phút.
Bài tập kéo giãn bàn chân ở tư thế ngồi
Người bệnh ngồi, bàn chân bên kéo giãn đặt trên bục xiên cao 10-12cm, kéo bàn chân hơi lùi vào trong, đặt 1 túi cát trên đầu gối, dùng tay bên mạnh trợ giúp bên yếu để ấn mạnh xuống sàn nhà để kéo giãn. Kéo giãn 10-15 phút.
Kéo giãn bàn chân bằng cách chân yếu đứng thẳng trên bục xiên
Người bệnh dựa lưng vào tường, chân yếu đứng trên bục xiên, cố gắng duỗi thẳng chân yếu, chân mạnh để trên ghế.
Bài tập đứng lên ngồi xuống
Đứng lên
Bước 1: ngồi nhích người ra gần mép ghế, kéo lui 2 chân về phía sau khoảng 1-10 cm
Bước 2: đưa 2 vai về phía trước, hai tay vịn trên bàn
Bước 3: nhấc mông lên, duỗi thẳng chân, đứng
Bước 4: đứng thẳng lên bằng cách đẩy nhẹ hông ra trước, cố gắng giữ thẳng gối chân yếu để chịu sức nặng đều trên hai chân.
Ngồi xuống
Bước 1: đứng trên ghế, mặt sau đùi ở gần thành ghế
Bước 2: gập hông, đưa hông về phía sau
Bước 3: ngồi xuống chậm rãi
Bài tập di chuyển ra phía trước – sau với bục gỗ
Chuẩn bị: nguời tập đứng trước bục gỗ khoảng 10-20cm
Chân yếu đứng trụ, bước chân mạnh lên bục, di chuyển thân người ra phía trước – sau 10 lần, đỏi bên.
Tập đi với gậy
Bước 1: gậy lên trước
Bước 2: chân yếu bước lên, gót chân ngang với mũi bàn chân bên mạnh, đẩy nhẹ hông bên yếu tới trước để chịu sức trên chân yếu
Bước 3: tay mạnh tì lên gậy, bước chân mạnh lên.
Cách mặc áo (Bệnh nhân yếu nửa người bên Trái)
Cách thay (cởi) áo
Cách mặc quần dài
Cách thay (cởi) quần dài
Tham khảo: Bệnh viện Chợ Rẫy
Phòng khám Vật lý trị liệu Ân Cần
Có thể bạn quan tâm
Điều trị bệnh đau khớp ở người đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh hệ thống không chỉ gây ra nhiều vấn đề...
Vật lý trị liệu bệnh hẹp ống sống
Hẹp ống sống là gì ? Hẹp cột sống là tình trạng xảy ra khi...
Vật lý trị liệu bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì? Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh...
Vật lý trị liệu đau cột sống ngực
Cột sống ngực là phần giữa của cột sống, nằm giữa cột sống cổ (cổ)...
Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối
Tổng quan thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối là một tình trạng mãn...
Vật lý trị liệu bệnh cơ xương khớp
Bệnh cơ xương khớp là gì? Bệnh cơ xương khớp là tình trạng suy yếu chức...
Vật lý trị liệu chấn thương thể thao
Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng tại Phòng khám bao gồm: Siêu...
Bài tập dành cho bệnh nhân bị đau gót chân
BÀI TẬP DÀNH CHO BỆNH NHÂN BỊ VIÊM CÂN GAN CHÂN (ĐAU GÓT CHÂN) Bệnh...