Bài tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị trẻ chậm phát triển

  • Tăng cường cơ lực ở một số nhóm cơ chính
  • Tạo thuận các vận động chức năng và kích thích sự phát triển vận động thô theo các mốc: lẫy, ngồi, bò, quỳ, đứng, đi
  • Tăng cường khả năng độc lập trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, đánh răng, rửa mặt, tắm, đi vệ sinh, mặc quần áo,…
  • Kích thích giao tiếp sớm và phát triển ngôn ngữ, tư duy

Các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển thường sẽ kiểm soát đầu cổ và thân mình kém, do đó tất cả những mốc vận động tiếp theo (Lẫy, ngồi, bò, quỳ, đứng, đi) đều bị ảnh hưởng. Việc kiểm soát đầu cổ kém cũng là dấu hiệu đầu tiên để nghi ngờ bất thường ở trẻ trước 6 tháng tuổi.

Các bài tập sẽ duy trì khoảng 3-4 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 10-15 phút. Kiên trì dài ngày để đạt được kết quả mong muốn.

Bài tập 1: Xoa bóp cơ tay chân và thân mình.

− Xoa bóp cơ tay: Trẻ nằm ngửa trên giường, ta ngồi hoặc đứng bên phía tay cần xoa. Tiến hành vuốt mơn trên da trẻ, chà xát lòng bàn tay- mu tay, nhào cơ, rung cơ cẳng tay, cánh tay.

− Xoa bóp chân: Trẻ nằm ngửa trên giường, ta ngồi hoặc đứng phía dưới chân cần xoa. Tiến hành xoa vuốt mơn, chà xát lòng bàn chân-mu chân, bóp cơ, nhào cơ, rung cơ bắp chân, đùi.

− Xoa bóp cơ lưng: Trẻ nằm sấp trên giường, ta ngồi hoặc đứng bên cạnh trẻ. Tiến hành xoa vuốt mơn, miết dọc 2 bên cột sống- cạnh xương chậu – kẽ xương sườn, bóp cơ, nhào cơ, rung cơ.

Bài tập 2. Tạo thuận nâng đầu bằng tay

− Mục tiêu: Giúp trẻ nâng đầu cổ tốt hơn.

− Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm sấp ở tư thế Một tay ta cố định trên mông trẻ, ngón trỏ và ngón giữa ấn day dọc theo hai bên đốt sống từ cổ xuống thắt lưng.

− Kết quả mong muốn: Trẻ nâng đầu và duỗi thẳng thân mình.

bai-tapvan-dong-2

Bài tập 3. Tạo thuận lẫy

− Mục tiêu: Giúp trẻ lật ngửa sang sấp.

− Kỹ thuật: Đặt trẻ nằm ngửa. Chân phía dưới duỗi. Gập một chân trẻ và nhẹ nhàng đưa chéo qua người trẻ. Khi trẻ đã nằm nghiêng ta từ từ đẩy thân mình trẻ sang bên đó và đợi trẻ tự lật nghiêng người.

− Kết quả mong muốn: Trẻ có thể phối hợp lật nghiêng người từ nằm ngửa sang sấp.

bài tập vận động cho trẻ chậm phát triển
Bài tập 4. Thăng bằng ở tư thế ngồi trên sàn, hoặc trên ghế

− Mục tiêu: Tăng khả năng điều chỉnh giữ thăng bằng.

− Kỹ thuật:

Đặt trẻ ngồi trên sàn. Dùng hai tay hai đùi trẻ. Đẩy nhẹ người trẻ sang trước sau.

Để trẻ tự điều chỉnh thân mình giữ thăng bằng ngồi.

− Kết quả mong muốn: Trẻ có thể điều chỉnh thân mình để giữ thăng bằng.

bai-tapvan-dong-4
Bài tập 5. Tạo thuận bò trên đùi ta

− Mục tiêu: Tăng khả năng giữ mình ở tư thế bò.

− Kỹ thuật: Đặt trẻ quỳ trên đùi ta, dưới gập, chân trên duỗi thẳng một tay cố định trên mông trẻ, tay kia giữ bàn chân trẻ. Đẩy nhẹ vào gót chân trẻ về phía trước và hỗ trợ nâng thân bằng đùi ta khi trẻ bò.

− Kết quả mong muốn: Trẻ có thể giữ thẳng chân trên, thân mình thẳng.

bai-tapvan-dong-5

Bài tập 6. Tạo thuận ngồi xổm và ngồi đứng dậy.

− Mục tiêu: Tăng khả năng duy trì thăng bằng ngồi xổm.

− Kỹ thuật: Đặt trẻ ngồi xổm, ta quỳ phía sau dùng hai tay cố định ở hai gối trẻ. Dồn trọng lượng của trẻ lên hai bàn chân. Để trẻ chơi ở tư thế ngồi xổm. Bảo trẻ đứng dậy với sự hỗ trợ của ta.

− Kết quả mong muốn: Trẻ có thể giữ thăng bằng thân mình ở tư thế ngồi xổm trong vài phút.

bai-tapvan-dong-6

Bài tập 7. Tạo thuận đứng bám có trợ giúp bằng tay (trẻ chậm phát triển)

− Mục tiêu: Tăng khả năng thăng bằng ở tư thế đứng.

− Kỹ thuật: Đặt trẻ đứng bám vào mép bàn, hoặc trước bàn với hai chân đế rộng hơn vai. Ta dùng hai tay cố định ở đùi hoặc háng trẻ. Đặt vài đồ chơi trên bàn.

− Kết quả mong muốn: Trẻ có khả năng giữ thăng bằng ở tư thế đứng trong lúc chơi: hai chân duỗi thẳng; ở khớp gối, bàn chân đặt vuông góc xuống sàn.

bai-tap-van-dong-7

Trích tài liệu “Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển – NXB Y học”

Cùng Bác sĩ Trung Phòng khám Vật lý trị liệu Ân Cần – Tân Phú tìm hiểu nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng khám Song Đức Kính Chào Quý Khách